Sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11 tháng 3, công tác cứu trợ vùng bị nạn đang được gấp rút tiến hành. Việc cứu trợ cần một lượng lớn hàng hóa và những nhu yếu phẩm để đảm bảo cuộc sống cho những người bị nạn. Tuy nhiên công tác cứu trợ hiện nay dang gặp rất nhiều khó khăn, hàng hóa vẫn chưa đến được tay những người bị nạn và một con số không nhỏ những người Nhật tại vùng tâm chấn vẫn đang phải sống trong hoàn cảnh thiếu nước, lương thực và đồ sưởi ấm. Vậy khó khăn thực sự trong việc cứu trợ là gì?
Vấn đề không phải là thiếu hàng cứu trợ. Hiện nay, để giúp đỡ vùng đông bắc Nhật Bản, hàng hóa cứu trợ được gửi đến từ khắp các tỉnh thành cũng như từ các nước khác, và thực tế là dự trữ lương thực thực phẩm không hề thiếu thốn. Khó khăn nằm ở chỗ làm thế nào để chuyển hàng đến các vùng bị nạn, vốn đang bị cô lập sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11 tháng 3.
Vấn đề này có thể được phân tích từ các khía cạnh dưới đây:
Phạm vi ảnh hưởng rộng
Trận địa chấn tại Kobe năm 1995 với độ rung 7.3 độ richter được ghi nhận là thảm họa tự nhiên với số người chết lớn nhất kể từ sau thế chiến thứ 2 tại Nhật Bản, lên tới 6439 người chết. Nhưng con số này vẫn không thể so sánh với con số hơn 16 nghìn người chết và mất tích trong thảm họa kép động đất 9 độ richter và sóng thần lên tới 10m xảy ra ngày 11 tháng 3 vừa rồi. Thêm vào đó là thảm họa hạt nhân mà cho tới giờ vẫn chưa thể kiểm soát được. Điều này cho thấy phạm vi ảnh hưởng của thảm họa lần này rộng hơn hẳn vụ động đất tại Kobe năm 1995.
Chỗ ở phân tán
Theo tổng hợp của NHK, cố lượng nơi sơ tán là 2304 điểm, số lượng những người sơ tán đã lên đến khoảng 28 vạn người. Nhìn vào con số này có thể thấy việc vận chuyển hàng cứu trợ đến tất cả các điểm trú nạn trên là cực kỳ khó khăn.
Giao thông trì trệ
- Đường cao tốc bị gián đoạn: Bộ giao thông đang thông qua hiệp hội xe tải toàn quốc yêu cầu việc vận chuyển hàng cứu trợ. Hơn 2000 xe tải với tư cách xe cấp cứu đã bắt đầu công tác vận chuyển hàng hóa cứu trợ. Tuy vây, các con đường nối đến địa điểm trú nạn chưa kịp được xử lý, nhiều điểm đến nay đường xá vẫn chưa được lưu thông.
- Đường không : bị giới hạn về thời gian và số lượng . ngoài ra có quá nhiều điểm trú nạn
- Thời gian lúc động đất là giờ công sở vì vậy đã có rất nhiều người công viên nhà nước như công viên hành chính , cảnh sát , y tá hy sinh nên cơ quan phục hồi không thể hoạt động tốt được
- Phải đi đường biển xa và chậm: Hiện nay do ảnh hưởng của động đất sóng thần, nhiều cảng ở các vùng bị phá hủy không thể dùng được nên việc vận chuyển hàng cứu trợ bằng đường biển rất khó khăn và lượng vận chuyển được rất ít .
Thiếu năng lượng
- Thiếu điện: Điện bị cắt nên việc liên lạc qua điện thoại bị đình trệ và không nắm bắt được thông tin chính xác .
- Tình trạng thiếu xăng dầu: thiếu nguồn cung cấp và địa điểm cung cấp.
Người dân Tokyo mua xăng dự và gây thiếu xăng để cung cấp cho các vùng bị nạn dù đã gia hạn mức xăng để mua nhưng quá nhiều người mua tích trữ nên gây ra tình trạng bây giờ. Thêm vào đó, 3 nhà máy lọc dầu đã bị ngừng hoạt động (bao gồm nhà máy lọc dầu duy nhất ở Sendai). Các nơi trữ dầu của Kantou và Tohoku đã dừng việc xuất kho. Hiện nay, nhà máy 昭和シェル石油の京浜製油所 đã bắt đầu những chuyến chở dầu đi, nhưng rất nhiều cây xăng đang ngừng hoạt động do mất điện nên việc “cấp xăng từ đâu” trở thành bài toán nan giải.
Cộng tác viên VYSA
Thu Hương, Ngọc Huyền, Lê Minh, Ngọc Tú
Tham khảo
http://plaza.rakuten.co.jp/
http://www.nikkei.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét