Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Cần bổ sung các quan chức có chuyên môn khi nguy cơ từ sự cố nhà máy điện nguyên tử tăng dần.

Có vẻ như hoạt động tác nghiệp phun nước tại Nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima đang có hiệu quả. Việc phục hoạt nguồn điện bên ngoài cũng đang tiến triển. Mong rằng cho dẫu thế nào thì chức năng làm lạnh cũng sẽ hồi phục trở lại và mọi thứ sẽ trong tầm kiểm soát.

Mặc dầu vậy cho đến lúc này chất phóng xạ vẫn tiếp tục rò rỉ ra môi trường. Rất khó để biết được ảnh hưởng của chất phóng xạ này tới sức khỏe như thế nào. Chính vì vậy mà việc truyền đi chính xác nguy cơ (Risk-Cominucation) để làm giảm nỗi bất an và phòng tránh ảnh hưởng có hại tới sức khỏe là điều không thể thiếu.

Tuy nhiên sự đối ứng của chính phủ không thể nói là hoàn hảo. Ví dụ như cách thức truyền đi thông tin về việc nước máy và thực phẩm bị nhiễm phóng xạ là chưa đầy đủ. Liên quan tới việc kiểm tra thấy i-ốt phóng xạ trong sữa, chính phủ đã so sánh nó với việc chụp CT và giải thích rằng nó “chưa có ảnh hưởng ngay tới sức khỏe”. Như vậy thì không cần phải lo lắng tới ảnh hưởng của nó đúng không nào?

Có điều, vấn đề nằm ở chỗ một khi thực phẩm đi vào bên trong cơ thể sẽ diễn ra quá trình “nhiễm xạ từ bên trong”. I-ốt(Iodine) khi vào cơ thể thường tập trung ở tuyến giáp trạng, và một khi chất phóng xạ I-ốt được hấp thụ với một lượng lớn khả năng bị ung thư tuyến giáp trạng sẽ tăng cao. Chúng tôi cho rằng việc thuyết minh rằng nó chỉ tương đương với việc tắm trong tia phóng xạ khi chụp CT một lần là chưa đủ để giải trừ nỗi bất an.

Cả thông điệp chuyển tới những người có mối quan tâm tới thực phẩm ở những vùng không có dữ liệu cũng chưa đầy đủ. Để phòng ngừa tin đồn, chúng tôi mong rằng chính phủ nên truyền đi không chỉ là dữ liệu mà thêm vào đó còn phải kết hợp với việc đưa ra các tài liệu để giúp cho mọi người phán đoán. Cả thông tin về nước máy cũng không thể chậm trễ.

Hiện giờ, việc cung cấp thông tin đến quốc dân trên thực thế được tiến hành bằng các buổi họp báo của Chánh văn phòng nội các. Để làm cho việc cung cấp thông tin thêm đầy đủ, chính phủ nên chỉ định ra các quan chức là nhà chuyên môn tài năng có tri thức về ảnh hưởng và nguy cơ của phóng xạ. Việc tổ chức họp báo bổ sung cũng là hữu ích. Chắc chắn sự thuyết minh của quan chức là nhà chuyên môn sẽ tạo điều kiện tốt cho phán đoán bình tĩnh của mọi người.

Sự nghèo nàn trong truyền tải thông tin về nguy cơ trước đó đã làm cho cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy điện hạt nhân khốn khổ.

Ban đầu thì căn cứ cụ thể của việc đưa ra chỉ thị sơ tán trong bán kính 20km và nên ở trong nhà trong phạm vi 20-30km đã không được đưa ra. Cả phương châm hành động đối với người dân sống trong khu vực được chỉ thị nên ở trong nhà cũng được đưa ra chậm chạp và nội dung thì cũng không hề thân thiện. Ở nơi mà xăng dầu thiếu thì khi được chỉ thị là “hãy sử dụng xe ô-tô khi đi ra ngoài” người dân sẽ lâm vào cảnh bối rối.

Nỗi bất an đang tăng lên và có cả khu phố mặc dù nằm trong phạm vi được chỉ thị nên ở trong nhà cũng đã ra quyết định sơ tán. Cũng có trường hợp mặc dù nằm ở bên ngoài vùng nói trên nhưng cũng bị từ chối vận chuyển vật tư.

Nếu cứ thế này cuộc sống của người dân sẽ không thể đảm bảo. Chính phủ không được phó mặc sự phán đoán cho hiện trường nơi đang thiếu cả thông tin lẫn vật tư. Nếu như chính phủ tiếp tục duy trì chỉ thị yêu cầu người dân nên ở trong nhà thì cần phải tiến hành triệt để việc chi viện. Nếu như việc đó là không thể thì chính phủ nên tính tới việc tìm kiếm nơi tiếp nhận để mở rộng phạm vi sơ tán. Điều cần thiết để bảo vệ quốc dân khỏi ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân không phải là kiểm soát tình thế. Và nữa, thông tin là thứ ảnh hưởng tới tính mạng con người.

Theo Mainichi, dịch: Robinson

Lời người dịch: Bài xã luận đề cập đến vấn đề rất quan trọng: nguồn thông tin và sự đầy đủ, chính xác của thông tin. Nhiều bạn lo ngại việc che giấu thông tin của truyền thông Nhật ( theo kiểu ON-OFF mà nhiều bạn đã được trải nghiệm ở ngoài nước Nhật) nhưng tôi thì cho rằng thông tin nếu bị che dấu sẽ nằm ở phía chính phủ và Điện lực Tokyo vì trên thực tế chỉ họ mới biết rõ thực tế các lò phản ứng đang thế nào. Không một nhà báo nào có mặt ở đó( có ông tổng biên tập nào dám ra lệnh cho nhân viên mình vào đó tác nghiệp lấy tin hay không? Dù rất có thể nếu lệnh ban ra sẽ có nhà báo…lên đường).
Việc cử ra các quan chức là nhà chuyên môn để phân tích và đưa ra thông tin lúc này là khẩn thiết.

Tình hình tại Nhật 21/3

16:59
Theo điện lực Tokyo, vào hồi 3h55 chiều nay, các nhân viên ở hiện trường báo về là xuất hiện khói xám ở phía đông nam mái nhà lò chứa lò phản ứng số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Được biết, nơi xuất hiện khói nằm ở gần khu vực bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Điện lực Tokyo đã ngừng công việc phục hồi hệ thống điện và cho giải tán nhân viên. Đến thời điểm này lượng khói đã ít dần. Điện lực Tokyo đã báo tin này cho lực lượng cứu hỏa và đang làm rõ tình hình.

9:55
Một số cơ sở chế dầu trong nước hoạt động trở lại. Một số cơ sở chế dầu tại thành phố Yokohama vốn tạm ngừng hoạng động để kiểm tra các thiết bị sau trận động đất vùng Đông, Đông Bắc đã hoạt động trở lại sau 10 ngày gián đoạn. Sự hoạt động trở lại này được kì vọng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng tại khu vực thủ đô và các vùng bị thiệt hại.

Theo Bộ lao động và phúc lợi xã hội thì tính đến 0 giờ ngày 21 , có khoảng 88 vạn hộ gia đình thuộc 11 tỉnh trải từ khu Đông Bắc tới khu phía Đông (Kanto) vẫn đang phải chịu cảnh mất nước

8:42
Để làm lạnh bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng ở lò số 4 quân phòng vệ đã tiếp tục phun nước vào lò trong ngày 21 như đã tiến hành trước đó trong ngày 20. Đợt phun nước này tạm kết thúc lúc 8giờ40 phút sáng. Quân phòng vệ cho biết từ giờ trở đi sẽ vừa quan sát chuyển biến vừa nghiên cứu xem có tiếp tục phun nước nữa hay không.

6:55
Bộ giáo dục, khoa học Nhật đã công khai dữ liệu về nồng độ phóng xạ do các địa phương trên toàn quốc báo về trên trang chủ (web) tại địa chỉ http://www.mext.go.jp/

6:37
Hoạt động phun nước liên tục vào bể chứa nhiên liệu đã sử dụng tại lò số 3 do Sở cứu hỏa Tokyo thực hiện tiếp tục được tiến hành vào sáng sớm ngày 21. Đây là lần thứ ba Sở cứu hỏa Tokyo tiến hành hoạt động phun nước. Hoạt động được bắt đầu vào lúc 9 giờ rưỡi tối ngày 20 rồi kéo dài thêm 30 phút và kết thúc vào lúc 3 giờ 58 phút sáng ngày 21. Theo tính toán có khoảng 1170 tấn nước đã được phun. Tổng lượng nước được phun vào lò số 3 bao gồm cả lượng nước do quân phòng vệ phun đã lên đến trên 3700 tấn. Sở cứu hỏa Osaka cũng tiến hành trợ giúp ở phía sau. Trước khi mở màn phun nước trong đêm 20 thì phát hiện thấy xe phun nước có tháp cao gặp trục trặc vì thế mà xe dự phòng được đưa vào thay thế. Vào ngày 18 khi Sở cứu hỏa Tokyo phái đến đội “hyper-Rescue” trong số 30 xe cứu hỏa có 2 xe cứu hỏa có tháp cao kiểu tương tự được bố trí.

Thêm vào đó đội xe cứu hỏa của quân phòng cũng tiến hành phun nước trở lại vào lò số 4.


5:08
Công việc phục hoạt nguồn điện bên ngoài do Điện lực Tokyo thực hiện đang tiến triển. Tính đến ngày 20, nguồn điện đã được nối vào lò số 1, 2,5,6. Còn lại ở lò số 3 và 4 theo dự kiến điện sẽ được cung cấp vào ngày 22. Điện lực Tokyo cho biết họ sẽ dốc toàn lực để phục hồi hệ thống làm lạnh.

2:00
Chất phóng xạ Iodine đã được phát hiện ở Tokyo sau khi Bộ khoa học và công nghệ đo đạc nước mưa và bụi từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Không thể xác định rõ ảnh hưởng đối với sức khỏe chỉ từ các con số đo được, nhưng các nghiên cứu riêng rẽ đối với không khí và nước uống ở Tokyo và 5 tỉnh khác cho thấy không có đe dọa phóng xạ nào ở những vùng này.
Bên cạnh Tokyo, Iodine cũng được tìm thấy ở Saitama, Chiba, Yamanashi, Tochigi và Gunma. Mức Iodine ở các vùng là: 1300 mega-becquerels trên km vuông ở Tochigi, 230 ở Gunma, 51 ở Tokyo, 64 ở Saitama, 21 ở Chiba, và 175 ở Yamanashi.

1:20
Điện đã phục hồi ở lò phản ứng số 2. Đây là lò đầu tiên trong 6 lò được phục hồi nguồn điện từ bên ngoài nhà máy. Điện lực Tokyo trước tiên sẽ thử bật các đèn điện ở phòng điều khiển trung tâm, sau đó là các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ và phóng xạ bên trong lò phản ứng. Nếu thành công thì bước tiếp theo là cho chạy hệ thống làm mát. Trước khi chạy tất nhiên phải kiểm tra tình trạng của các thiết bị.
Các lò 5 và 6 đã tắt lạnh thành công.
Nối các dây diện dài vào các lò 3 và 4 gặp khó khăn do lượng phóng xạ cao ảnh hưởng tới người tác nghiệp.

0:38
Để làm lạnh lò số 4 chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ cấp miễn phí một bơm nước khổng lồ giá trị 8500 vạn yên cho Nhật.

Cộng tác viên VYSA tổng hợp