Có vẻ như hoạt động tác nghiệp phun nước tại Nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima đang có hiệu quả. Việc phục hoạt nguồn điện bên ngoài cũng đang tiến triển. Mong rằng cho dẫu thế nào thì chức năng làm lạnh cũng sẽ hồi phục trở lại và mọi thứ sẽ trong tầm kiểm soát.
Mặc dầu vậy cho đến lúc này chất phóng xạ vẫn tiếp tục rò rỉ ra môi trường. Rất khó để biết được ảnh hưởng của chất phóng xạ này tới sức khỏe như thế nào. Chính vì vậy mà việc truyền đi chính xác nguy cơ (Risk-Cominucation) để làm giảm nỗi bất an và phòng tránh ảnh hưởng có hại tới sức khỏe là điều không thể thiếu.
Tuy nhiên sự đối ứng của chính phủ không thể nói là hoàn hảo. Ví dụ như cách thức truyền đi thông tin về việc nước máy và thực phẩm bị nhiễm phóng xạ là chưa đầy đủ. Liên quan tới việc kiểm tra thấy i-ốt phóng xạ trong sữa, chính phủ đã so sánh nó với việc chụp CT và giải thích rằng nó “chưa có ảnh hưởng ngay tới sức khỏe”. Như vậy thì không cần phải lo lắng tới ảnh hưởng của nó đúng không nào?
Có điều, vấn đề nằm ở chỗ một khi thực phẩm đi vào bên trong cơ thể sẽ diễn ra quá trình “nhiễm xạ từ bên trong”. I-ốt(Iodine) khi vào cơ thể thường tập trung ở tuyến giáp trạng, và một khi chất phóng xạ I-ốt được hấp thụ với một lượng lớn khả năng bị ung thư tuyến giáp trạng sẽ tăng cao. Chúng tôi cho rằng việc thuyết minh rằng nó chỉ tương đương với việc tắm trong tia phóng xạ khi chụp CT một lần là chưa đủ để giải trừ nỗi bất an.
Cả thông điệp chuyển tới những người có mối quan tâm tới thực phẩm ở những vùng không có dữ liệu cũng chưa đầy đủ. Để phòng ngừa tin đồn, chúng tôi mong rằng chính phủ nên truyền đi không chỉ là dữ liệu mà thêm vào đó còn phải kết hợp với việc đưa ra các tài liệu để giúp cho mọi người phán đoán. Cả thông tin về nước máy cũng không thể chậm trễ.
Hiện giờ, việc cung cấp thông tin đến quốc dân trên thực thế được tiến hành bằng các buổi họp báo của Chánh văn phòng nội các. Để làm cho việc cung cấp thông tin thêm đầy đủ, chính phủ nên chỉ định ra các quan chức là nhà chuyên môn tài năng có tri thức về ảnh hưởng và nguy cơ của phóng xạ. Việc tổ chức họp báo bổ sung cũng là hữu ích. Chắc chắn sự thuyết minh của quan chức là nhà chuyên môn sẽ tạo điều kiện tốt cho phán đoán bình tĩnh của mọi người.
Sự nghèo nàn trong truyền tải thông tin về nguy cơ trước đó đã làm cho cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy điện hạt nhân khốn khổ.
Ban đầu thì căn cứ cụ thể của việc đưa ra chỉ thị sơ tán trong bán kính 20km và nên ở trong nhà trong phạm vi 20-30km đã không được đưa ra. Cả phương châm hành động đối với người dân sống trong khu vực được chỉ thị nên ở trong nhà cũng được đưa ra chậm chạp và nội dung thì cũng không hề thân thiện. Ở nơi mà xăng dầu thiếu thì khi được chỉ thị là “hãy sử dụng xe ô-tô khi đi ra ngoài” người dân sẽ lâm vào cảnh bối rối.
Nỗi bất an đang tăng lên và có cả khu phố mặc dù nằm trong phạm vi được chỉ thị nên ở trong nhà cũng đã ra quyết định sơ tán. Cũng có trường hợp mặc dù nằm ở bên ngoài vùng nói trên nhưng cũng bị từ chối vận chuyển vật tư.
Nếu cứ thế này cuộc sống của người dân sẽ không thể đảm bảo. Chính phủ không được phó mặc sự phán đoán cho hiện trường nơi đang thiếu cả thông tin lẫn vật tư. Nếu như chính phủ tiếp tục duy trì chỉ thị yêu cầu người dân nên ở trong nhà thì cần phải tiến hành triệt để việc chi viện. Nếu như việc đó là không thể thì chính phủ nên tính tới việc tìm kiếm nơi tiếp nhận để mở rộng phạm vi sơ tán. Điều cần thiết để bảo vệ quốc dân khỏi ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân không phải là kiểm soát tình thế. Và nữa, thông tin là thứ ảnh hưởng tới tính mạng con người.
Theo Mainichi, dịch: Robinson
Lời người dịch: Bài xã luận đề cập đến vấn đề rất quan trọng: nguồn thông tin và sự đầy đủ, chính xác của thông tin. Nhiều bạn lo ngại việc che giấu thông tin của truyền thông Nhật ( theo kiểu ON-OFF mà nhiều bạn đã được trải nghiệm ở ngoài nước Nhật) nhưng tôi thì cho rằng thông tin nếu bị che dấu sẽ nằm ở phía chính phủ và Điện lực Tokyo vì trên thực tế chỉ họ mới biết rõ thực tế các lò phản ứng đang thế nào. Không một nhà báo nào có mặt ở đó( có ông tổng biên tập nào dám ra lệnh cho nhân viên mình vào đó tác nghiệp lấy tin hay không? Dù rất có thể nếu lệnh ban ra sẽ có nhà báo…lên đường).
Việc cử ra các quan chức là nhà chuyên môn để phân tích và đưa ra thông tin lúc này là khẩn thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét